Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Kho báu trong lăng mộ 2.000 năm của hoàng đế Nam Việt
Theo sử Việt, Triệu Đà được coi là một triều đại của Việt Nam trước công nguyên. Ông cùng với tướng Lữ Gia đã quật cường chống lại sự xâm lược của nhà Hán. Triệu Đà sống tới 121 tuổi, ở ngôi gần 70 năm. Vì sống thọ, nên truyền ngôi cho cháu là Triệu Văn Đế, chứ không truyền cho con.

 


Vào tháng 8.1980, trong quá trình san lấp quả đồi Tượng Cương (Quảng Châu, Trung Quốc) để xây cao ốc, khi đào sâu vào núi đá khoảng 20m, người ta đã phát hiện ra một lăng mộ khổng lồ. Người nằm trong mộ là Triệu Văn Vương (Triệu Muội, Triệu Mạt, hoặc Triệu Hồ, lên ngôi 137 TCN), là cháu gọi bằng ông của Triệu Vũ Đế (Triệu Đà), đời vua thứ 2 của nhà Triệu nước Nam Việt.

Theo tường thuật, thì hôm đó, chiếc máy múc xúc đất sâu vào núi, tạo ra lỗ thủng lớn. Dưới lỗ thủng là những phiến đá khổng lồ, máy múc không phá nổi. Doanh nghiệp đã dừng công việc, báo cáo chính quyền.

 

Khi điều tra, các nhà khảo cổ khẳng định đây là ngôi mộ đá, được tạc vào trong lòng núi. Như vậy, chắc chắn phải có lối vào. Mở rộng khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện một lối vào, sâu đến 20 m. Lối vào đã bị lấp bởi những tảng đá lớn. Ngôi mộ nằm sâu trong núi đá, nên đã được bảo quản toàn vẹn suốt hơn 2.000 năm.

 

Quan tài gỗ và bộ quần áo được dệt bằng hàng ngàn mảnh ngọc

 

Ngay lập tức, công tác khai quật bắt đầu. Các nhà khoa học đã gặp nhiều khó khăn khi tìm đường vào ngôi mộ, bởi lối vào được bố trí bởi các cơ quan bí mật. Phía sau cánh cửa đá có một bộ phận, mà khi đóng cửa, bộ phận đó tuột ra, làm vòm cửa đóng xuống. Khi cửa được đóng lại, thì ngôi mộ vĩnh viễn chìm vào quên lãng, không ai vào ra được nữa. Các nhà khoa học đã phải phá đá mới vào được bên trong.

 

Phần chính lăng mộ có diện tích 100 mét vuông, gồm 7 gian phòng, tường ốp đá xanh, trần được lắp ghép bằng những phiến đá lớn, dày, nặng cả chục tấn. Các nhà khoa học đã kinh ngạc khi phát hiện tất cả các gian phòng đều chứa ăm ắp cổ vật, toàn vũ khí, vật dụng và châu báu.

 

Vét hết lớp đất mịn, lộ ra quan tài gỗ và bộ quần áo được dệt bằng hàng ngàn mảnh ngọc, kết bởi sợi vàng. Bên trong bộ quần áo là dấu vết xương cốt đã mủn hết. Trong quan tài có 10 thanh kiếm khảm vàng. Xung quanh chủ nhân ngôi mộ là vố số vật dụng bằng vàng, ngọc cực kỳ tinh xảo.

 


Bộ quần áo bằng vàng và ngọc

 

Tiếp tục bới lớp đất phủ ở phần ngực, thì phát hiện chiếc ấn vàng, núm rồng cuộn. Đáy ấn vàng khắc chữ “Văn Ðế Hành Tỷ”, theo lối tiểu triện.

 

Qua chiếc ấn này, các nhà nghiên cứu đã xác định người nằm trong mộ chính là Triệu Văn Vương (Triệu Muội, Triệu Mạt, hoặc Triệu Hồ, lên ngôi 137 TCN), là cháu gọi bằng ông của Triệu Vũ Đế (Triệu Đà), đời vua thứ 2 của nhà Triệu nước Nam Việt.

 

Trong sử sách, thời Tam Quốc, Tôn Quyền biết trong lăng mộ của nhà Triệu có rất nhiều châu báu, bảo vật, nên sai các tướng xua quân xuống Giang Đông tìm kiếm nhiều năm ròng. Tuy nhiên, quân Ngô chỉ tìm được mộ của Anh Tề, cháu gọi Triệu Đà bằng ông cố. Mặc dù vậy, quân Ngô cũng lấy được vô số vật báu, toàn là vàng, ngọc. Tuy nhiên, lăng mộ Triệu Đà, Triệu Muội ở đâu không ai biết, mặc dù giới khảo cổ, giới trộm cổ vật săn lùng ráo riết suốt hơn 2.000 năm qua.

 


 

Việc phát hiện lăng mộ Triệu Văn Vương vào thời kỳ đó, khiến các nhà khảo cổ Việt Nam quan tâm đặc biệt. Theo sử Việt, Triệu Đà được coi là một triều đại của Việt Nam trước công nguyên. Ông cùng với tướng Lữ Gia đã quật cường chống lại sự xâm lược của nhà Hán.

 

Theo sử Việt, Triệu Đà sống tới 121 tuổi, ở ngôi gần 70 năm. Vì sống thọ, nên truyền ngôi cho cháu là Triệu Văn Đế, chứ không truyền cho con.

 

Lăng mộ có kiến trúc tiền triều hậu tẩm, tức phía trước là triều đình, phía sau là cung điện, nơi vua ở. Tổng cộng có 7 căn phòng.

 

Tiền thất không có cổ vật, mà chỉ có những biểu tượng văn hóa. Nhưng từ căn phòng này, có 4 cửa thông sang các phòng bên.

 

Hai phòng phía đông và tây, bên hông mộ, gọi là nhĩ thất, chứa nhiều món đồ đồng, gồm chuông, nhạc nhí, binh khí và vô số món ngọc.

 


 

Kho chứa vàng, ngọc khổng lồ

 

Đằng sau phòng chính, tức địa cung, nơi đặt quan tài, là một căn phòng làm kho chứa. Đây là nơi chứa hàng ngàn cổ vật, là vật dụng vua dùng, toàn bằng vàng hoặc nạm vàng, đồ ngọc, đồ sứ, sành, đồng, sắt.

 

Các nhà khoa học đã lấy được tới hơn 200 món ngọc khí. Tất cả các món ngọc đều được chạm khắc tinh xảo, khiến các nhà điêu khắc ngày nay cũng phải kinh ngạc bởi sự sáng tạo, cầu kỳ.

 

Hơn 500 món đồng gồm đủ các loại, từ vật dụng đến binh khí. Phần lớn các món đồng đều nạm vàng. Đặc biệt quý là bộ áo bằng ngọc khâu bằng tơ vàng, gọi là ti lũ ngọc y. Đây là ti lũ ngọc y sớm nhất được tìm thấy ở Trung Hoa.

 

Trong mộ, quý nhất là 23 chiếc ấn, toàn bằng ngọc và vàng, một số ít bằng đồng mạ vàng. Như đã nói ở trên chiếc ấn Văn Đế Hành Tỷ là ấn vàng lớn nhất tìm thấy ở đời Hán. Hành Tỷ lớn, bằng vàng, lại núm rồng, chứng tỏ Triệu Vũ Đế, đến Triệu Văn Vương, dù thần phục nhà Hán, nhưng vẫn coi mình là vua, xã hội Nam Việt hoàn toàn độc lập với Trung Hoa.

 

Ngoài ra, còn có 36 đỉnh đồng, khắc chữ Phiên Ngung. Vô số vật dụng có nguồn gốc từ Trung Đông, Châu Phi. Những vật dụng phương Tây này chủ yếu là trang sức vàng, hạt châu, hộp bạc, hộp vàng, ngà voi.

 


 

Có 9 chiếc bình đồng khảm vàng lấp lánh tuyệt đẹp. 9 cái thạp đồng, với những hoa văn thuyền, người đội mũ lông chim, đi chân đất… là thứ đặc trưng của người Việt, giống hệt hoa văn trên các trống đồng, thạp đồng ở Việt Nam. Điều khiến các nhà sử học Việt quan tâm, là rất nhiều món đồ tinh xảo bằng đồng như nữu chung, gương đồng, bình hương liệu… có nguồn gốc từ Lĩnh Nam, gồm cả phần miền bắc Việt Nam và nam Trung Quốc bây giờ. Nhiều món đồ đến từ miền trung của Việt Nam.

 

Cung phi, nhạc công tuẫn tang theo

 

Điều đáng lưu tâm nữa trong lăng mộ Triệu Văn Vương, là có tới 15 người bị chôn sống. Những người bị tuẫn táng gồm người gác cửa, nhạc công, 4 cung phi và 7 người trong nhà bếp cùng các vật dụng, để phục vụ việc ăn uống. Ngoài ra còn có 2 người ở cạnh mộ chủ, có thể là vệ sĩ. Tục chôn sống theo người chết phổ biến thời phong kiến cổ đại, từ đời Tần về trước. Đến thời Hán, tục này không còn, nhưng rõ ràng vẫn duy trì ở Nam Việt.

 

Qua giám định pháp y, thấy rằng, những người này đều bị đánh mạnh vào ngực cho chết rồi mới chôn theo.

 

Qua nghiên cứu những di vật trong ngôi mộ này, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng, từ hơn 2.000 năm trước, vùng Lĩnh Nam đã phát triển rực rỡ cả về kinh tế lẫn văn hóa. Vùng đất này không bị lệ thuộc vào Trung Nguyên. Các nền văn hóa tồn tại song hành, giao lưu, trao đổi với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, chứ không phải một chiều từ phương bắc đi xuống như người phương Bắc vẫn tuyên truyền.

 

Những vật dụng ở vùng Lĩnh Nam có niên đại trước thời Nam Việt, cũng đã khẳng định nền văn minh rực rỡ từng tồn tại ở vùng đất này. Nhiều vấn đề lịch sử cần được tiếp tục nghiên cứu và nhìn nhận lại từ lăng mộ Triệu Văn Vương.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Huế được ghi danh di sản tư liệu thế giới (08-05-2024)
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Huyền thoại về Chân Nguyên - vị thiền sư Việt lừng danh thế kỷ 17 (28-06-2014)
    Chiến lược của Trần hưng Đạo khi đối phó với kẻ thù hùng mạnh hơn (26-06-2014)
    Đội tuần dương quân đầu tiên của Việt Nam (20-06-2014)
    Ba triều đại Việt Nam nối tiếp đòi Trung Hoa trả đất (19-06-2014)
    9 tài liệu lịch sử châu Âu ghi nhận chủ quyền biển đảo của Việt Nam (15-06-2014)
    Mai Thúc Loan và liên minh Đông Nam Á chống Trung Quốc (12-06-2014)
    Những sứ thần Đại Việt ngày xưa như thế đấy (10-06-2014)
    Lê Quang Tiến - vị hổ tướng triều Nguyễn gióng tàu ra bể Đông (09-06-2014)
    'Ngư binh' biển Đông và sự khẳng định chủ quyền cách đây 4 thế kỷ (04-06-2014)
    Phật giáo và Trường Sa: Ý lực của tổ tiên (03-06-2014)
    Chính sử Trung Quốc trong 22 thế kỷ không có Hoàng Sa - Trường Sa (29-05-2014)
    Toàn cảnh quá trình Trung Quốc chiếm Hoàng Sa (28-05-2014)
    Sử sách Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (27-05-2014)
    'Phủ biên tạp lục' - sử liệu quý về Hoàng Sa và Trường Sa (23-05-2014)
    22 lá thư gửi cho kẻ thù của vua Trần Nhân Tông (20-05-2014)
    Vua Minh Mạng và Vạn lý Hoàng Sa (15-05-2014)
    10 trận thủy chiến quan trọng trong lịch sử Việt Nam (13-05-2014)
    Chống phương Bắc đồng hóa - cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc Việt (12-05-2014)
    12 vị vua chúa giỏi quân sự trong lịch sử Việt Nam (06-05-2014)
    Lê Thánh Tông - vị Hoàng đế mở cõi (01-05-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153113068.